Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

ASITEC - Đại lý độc quyền thiết bị khí nén Camozzi miền bắc

Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật châu Á - ASITEC là đơn vị phân phối chính thức của hãng ABB, chuyên các sản phẩm tự động hóa: biến tần, khởi động mềm, contactor.... Ngoài ra chúng tôi cung cấp thêm các sản phẩm như quạt thông gió tủ điện Pfannenberg, các loại cầu đấu, bộ chống sét của Phoenix contact...
Kể từ tháng 7/2014 ASITEC một lần nữa mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình và chúng tôi đã đàm phán thương lượng với hãng Camozzi - một thương hiệu đến từ Italia trong lĩnh vực sản xuất thiết bị khí nén để trở thành nhà phân phối độc quyền tại khu vực miền bắc của loại thiết bị này.
Nói rõ hơn về quyết định trở thành nhà phân phối độc quyền miền Bắc cho hãng Camozzi. Khi nền công nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, nhiều khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất mở ra ngày càng nhiều trên khắp cả nước. Việc ứng dụng các sản phẩm tiên tiến là thành quả của những phát minh trên thế giới đã và đang làm cho nền công nghiệp nước ta ngày càng hội nhập chung vào trào lưu phát triển. Thiết bị khí nén ngày càng được sử dụng nhiều trong các ngành như dệt may, thực phẩm, điện tử, sản xuât xi măng.... Nhìn chung hầu hết các nhà máy hiện nay đều có sử dụng ít hoặc nhiều thiết bị khí nén trên các dây truyền, máy móc động cơ. Trên thị trường hiện nay các dòng thiết bị khí nén vốn có vị trí như SMC, GDC, WISE..., mặc dù CAMOZZI là thương hiệu mới vào thị trường từ 2008 đến nay nhưng nó đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu của mình không thua kém gì về thị phần so với các hãng khác. Một số nhà máy, xưởng sản xuất đã dùng các thương hiệu cũ cũng đang có xu hướng thay đổi sang dòng sản phẩm của CAMOZZI vì đây là hàng của Italia, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và giá cả tương xứng với chất lượng.
Nắm được xu hướng nhu cầu này công ty TNHH thương mại và kỹ thuật châu Á đã liên hệ và đề xuất với hãng CAMOZZI Việt Nam để trở thành nhà cung cấp hàng đầu và độc quyền trên thị trường miền Bắc với sản phẩm này.
Chúng tôi mang đến đầy đủ các danh mục từ xy lanh, van, bộ lọc khí, piston... của hãng CAMOZZI, song song với việc đạt được thỏa thuận trở thành nhà phân phối độc quyền miền bắc chúng tôi đã đào tạo một đội ngũ kỹ thuật và nhân viên kinh doanh với đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm tư vấn, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc về kỹ thuật cho khách hàng bất cứ khi nào. Và chúng tôi với vai trò là nhà phân phối độc quyền cũng mang tới cho quý khách mức giá hợp lý và ưu đãi nhất.
Tất cả những gì chúng tôi làm là xuất phát từ niềm đam mê với các sản phẩm kỹ thuật, mong muốn thúc đẩy phát triển nền công nghiệp nước nhà và sự thịnh vượng của đối tác.
Không có gì là hoàn hảo song ASITEC tin tưởng sẽ là đối tác tin cậy và uy tín của quý khách hàng!
-----------------------
Lê Hoài Thanh
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
SĐT: 0976770046

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

VAN CAMOZZI

Camozzi - Tập đoàn toàn cầu chuyên chế tạo các phần tử và hệ thống điều khiển điều khiển khí nén, chân không, bao gồm: Xi lanh khí nén (Pneumatic Cylinders), Van điều khiển khí nén các loại (Solenoid Valves), Thiết bị xử lý khí nén - Bộ lọc, điều áp, bôi trơn (FRL), các phần tử ống đường ống phân phối khí (Fittings), Thiết bị chân không (Vacuum products), v.v.. Tất cả các sản phẩm của Camozzi đều được thiết kế, chế tạo và kiểm tra chất lượng tại Châu Âu trên các dây chuyền tự động hoá và hệ thống quản lý chất lượng Quốc Tế.
Van Cơ khí và Van tay cao cấp hãng Camozzi chuyên dùng trong các hệ thống điều khiển khí nén: Van nhỏ vận hành bằng cơ (Mechanical Operated Minivalves): Sê ri 2 Van vân hành bằng cơ (Mechanical Operated valves): Sê ri 1, 3 Van cảm biến vị trí vận hành cơ (Mechanical Operated Sensor Valves): Sê ri 3, 4 Pedal điện, khí nén (Pneumatic and Electric Pedals) Công tắc, nút nhấn, khoá khí nén (Manual Operated Console Minivalves): Sê ri 2 Van khí vận hành tay (Manual Operated Valves): Sê ri 1, 3, 4 và VMS Tay nắm điều khiển khí (Mini-handle valve).
SẢN PHẨM V.I.P CÙNG NHÓM Sanitary fittings, Co ống bằng thép không rỉ VAN GANG TI NỔI MB JS Van bướm giám sát supervisor valve Ball valve 316 Co nối hơi Van điều khiển chống va búa nước Pilot control TECNILAB FLUCON VAN VIKING Non-rising gate valve Van tiết lưu VAN TYCO Van Cầu GBF-JIS110K VAN ĐIỀU KHIỂN CHÊNH ÁP electric Control valve( two way, three way) Van chống cháy ngược Reducer, giảm ống Đầu phun Sprinkler UL FM Van điều khiển an toàn Safety Pilot control TECNILAB FLUCON khop noi mem bu tru gian no chong rung inox PYRA-FLEX VAN BƯỚM ,TAY GẠT HQ Van xả khí air vent JSI MECH Jainsons industries
-----------------------------------------
Lê Hoài Thanh
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
ĐT: 0976770046
Web: www.asitec.com.vn

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Shutdown mềm sử dụng bộ khởi động mềm của ABB
Bộ khởi động mềm ABB hiên nay đã được trang bị chức năng điều khiển moment để ngăn chặn hiệu ứng búa trong đường ống

Nếu động cơ chạy bơm dừng đột ngột, những thay đổi về lưu lượng nước sẽ gây ra các sóng áp lực và tạo hiệu ứng búa trong van và đường ống. Hiệu ứng búa nước thường xuất hiện trong hệ thống với đường ống dài và hệ thống có bơm áp lực cao đầu cuối, có thể gây ra hỏng hóc thiết bị. Việc sử dụng bộ khởi động mềm làm giảm tác động của hiệu ứng búa bằng cách tạo ra sự giảm tốc từ từ cho bơm. Cùng với ITT Flygt, ABB đã xây dựng một giải pháp tiên tiến có thể loại bỏ hiệu ứng búa trong đường ống bằng việc điều khiển tối ưu theo thời gian moment của động cơ bằng bộ khởi động mềm.
Đa số động cơ hiện nay vẫn khởi động theo phương thức cơ điện: khởi động trực tiếp, khởi động sao tam giác, và các cách này thường xuyên tạo ra các hiệu ứng búa trong đường ống. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều giải pháp cơ khí, như van thủy lực hoặc các bồn phụ đã được thực hiện để loại bỏ hiệu ứng này. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí lắp đặt và bảo trì cao, trong trường hợp dùng bồn phụ sẽ tốn khá nhiều không gian lắp đặt.
Hiệu ứng búa trong hệ thống cấp nước làm giảm đáng kể tuổi thọ của đường ống, van, các gioăng đệm, gây gián đoạn quá trình làm việc và tăng chi phí bảo trì. Việc sử dụng bộ khởi động mềm thông thường chỉ làm giảm tác động của hiệu ứng búa nhưng không thể ngăn chặn hiệu ứng này trong mọi hệ thống.

Với khả năng giảm thiểu sự hao mòn và phá hủy cơ khí, bộ khởi động mềm thường được sử dụng để khởi động và dừng cho hầu hết các ứng dụng của động cơ AC, ví dụ ABB đã phát triển bộ khởi động mềm để điều khiển động cơ và bơm lên đến 1000kW, và hơn 40% được sử dụng trong các ứng dụng bơm. Ngoài ra, bộ khởi động mềm cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác, từ chân vịt tàu cho đến máy nén, quạt và băng tải. Tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn hiệu ứng búa, bộ khởi động mềm với thiết kế truyền thống là điều khiển điện áp ra tuyến tính, cần có sự cải tiến.

Bộ khởi động mềm điều khiển bơm - ứng dụng mẫu về những ảnh hưởng tích cực về dòng điện, moment và lưu lượng nước khi sử dụng bộ khởi động mềm ABB với tính năng điều khiển moment.

Tìm kiếm một giải pháp toàn diện
Đối với các bộ khởi động mềm thông thường, điện áp ra tăng tuyến tính trong quá trình khởi động (nhằm giảm dòng khởi động), và giảm tuyến tính trong quá trình dừng. Và được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng tăng giảm tốc động cơ.
Trong khi đó, hiệu ứng búa thường xuất hiện trong quá trình dừng mà không phải trong quá trình khởi động. Trong hệ thống cấp nước với nhiều van và bơm, ảnh hưởng của việc đóng van tùy thuộc vào cấu hình thực tế của hệ thống. Đặc tính động của hệ thống thường khác nhau từ quá trình khởi động cho đến quá trình dừng vì luôn có sự khác nhau về lưu lượng nước và số lượng bơm chạy trong hệ thống. Vì vậy thay đổi thông số cấu hình không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp hoạt động của hệ thống.
Một giải pháp hoàn chỉnh hơn phải tính đến đặc tính động của toàn hệ thống khi bộ khởi động mềm được sử dụng để điều khiển điện áp cung cấp cho động cơ (1). Với việc trang bị nhiều hơn việc đo lường trong bộ khởi động mềm, lưu lượng nước có thể được điều khiển thông qua việc điều khiển moment và tốc độ của động cơ.

Hiệu ứng búa trong hệ thống cấp nước làm giảm tuổi thọ của đường ống, van, các gioăng đệm, gây gián đoạn quá trình làm việc và tăng chi phí bảo trì

Tăng việc đo lường sẽ cho phép điểu khiển chính xác sự giảm tốc độ của nước, ngăn ngừa hiệu ứng búa trong đường ống thông qua một thuật toán điều khiển moment. Giải pháp này phải làm việc được với tất cả loại cấu hình bơm và đường ống cũng như tất cả động cơ với công suất từ 15kW đến 1000kW. Đồng thời sự lý tưởng của giải pháp này là không yêu cầu việc tinh chỉnh cho các thông số cài đặt. Để thực hiện giải pháp này, ABB đã làm việc với viện ITT Flygt, Thụy Điển.

Bộ khởi động mềm mới của ABB cho ứng dụng bơm


Hợp tác với viện ITT Flygt

ITT Flygt và ABB đã hợp tác thành công trong lĩnh vực biến tần và các thiết bị khởi động động cơ. Cộng với kinh nghiệm của ITT Flygt trong các hệ thống cấp nước và trang thiết bị hiện đại, ABB tin rằng ITT Flygt là một đối tác lý tưởng để giải quyết bài toán loại bỏ hiệu ứng búa nước trong đường ống.

Từ cách nhìn của ABB, và sử dụng các công cụ giả lập hiện đại để tìm ra cách thức tối ưu trong việc giảm moment động cơ trong quá trình dừng nhằm ngăn chặn hiệu ứng búa trong đường ống.
Đánh giá hiệu ứng búa có xảy ra hay không phụ thuộc vào nhiều thông số bao gồm hệ thống đường ống chính, loại ống, đầu bơm, chiều dài và lưu lượng nước. Ngoài ra các thông số khác cũng phải được xem xét bao gồm đường ống phía trong trạm bơm, cũng như việc đóng các van vì đáp ứng động của van rất chậm.
Trong trường hợp shutdown, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng. Thông số quan trong nhất trong quá trình này là sự thay đổi của tốc độ nước, cùng với số lượng bơm đang làm việc sẽ ảnh hưởng đến tốc độ giảm tốc của từng bơm. Để phù hợp với những biến đổi trên, ITT Flygt đã thực hiện phân tích chi tiết về các xung động của hệ thống theo các cấu hình đường ống cụ thể. Điều này đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến lưu lượng nước trong quá trình shutdown bơm.
Với những kết quả thu được từ ITT Flygt về cách thức mà giải pháp điều khiển moment cần nhằm ngăn ngừa hiệu ứng búa trong đường ống và tăng tuổi thọ và thời gian làm việc của bơm, đội ngũ nghiên cứu của ABB đã tiến hành thiết kế giải pháp.
ITT Flygt đã chứng minh là một đối tác xuất sắc thông qua cách tiếp cận rộng hơn đối với bài toán làm tăng sự tin cậy của các trạm bơm thông bằng bộ khởi động mềm cũng như các tính năng thông minh được yêu cầu trong các thiết bị khởi động động cơ để hoàn thiện bộ khởi động mềm trong các ứng dụng cho bơm.

Giải pháp được ABB và ITT Flygt thiết kế để loại trừ hiệu ứng búa nước thông qua việc điều khiển tối ưu theo thời gian moment của động cơ.
Giải pháp này đươc ABB thiết kế nhằm loại bỏ hiệu ứng búa nước thông qua việc điều khiển tối ưu theo thời gian moment động cơ. Để xác định được moment yêu cầu, cấn phải đựa ra phương pháp đo lường và tính toán cho hệ thống. Moment tính toán sau đó sẽ được so sánh với đường cong moment lý tưởng trong cả hai quá trình khởi động và dừng. Nếu moment quá thấp, điện áp cung cấp cho động cơ sẽ được tăng lễn thông qua các thyristor và ngược lại. Trong các quá trình này, việc đo đạc và tính toán điều khiển sẽ được thực hiện trong thời gian thực, nhằm đáp ứng đủ nhanh và chính xác đối với hoạt động của bơm và động cơ trong tất cả các loại cấu hình hệ thống đường ống.
Các kết quả đầu tiên được ABB thực hiện trong phòng thí nghiệm và được kiểm tra lại tại phòng nghiên cứu của ITT Flygt ở Stockholm. Những đánh giá tại hiện trường sau đó đã được thực hiện tại những trạm bơm của ITT Flygt. Những kiểm tra trên hệ thống thực tế này giúp đánh giá tính khả thi của các mô hình giả lập và các thuật toán điều khiển. Các trạm bơm dùng kiểm tra đã được sử dụng như là một mô hình, giúp người sử dụng thấy được những tác động tích cực của việc điều khiển moment trong quá trình dừng bơm.
Việc hợp tác chặt chẽ giữa ABB và viện ITT Flygt trong quá trình thiết kế cho phép hoàn thiện thuật toán điều khiển ngay trong giai đoạn đầu tiên. Việc hợp tác thành công cũng chỉ ra những tiện ích khi kết hợp giữa hệ thống bơm ngầm của ITT Flygt và bộ khởi động mềm của ABB được trang bị thuật toán điều khiển moment.

Hướng đến các ứng dụng rộng rãi hơn
Việc hợp tác với các khách hàng hàng đầu nhằm thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật thực tế, đồng thời tạo điều kiện để trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng thiết kế không chỉ trong giải pháp loại bỏ hiệu ứng búa mà còn trong việc xác định các vấn đề tương tự trong các ứng dụng khác, như dòng khởi động và các tác động cơ khí trong máy nén, quạt, chân vịt hay băng tải.
--------------------------------------------
Lê Hoài Thanh
Email: Lehoaithanh@asitec.com.vn
SĐT: 0976 770 046
Web: www.asitec.com.vn

SẢN PHẨM KHÍ NÉN CAMOZZI

CAMOZZI là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về chế tạo thiết bị điều khiển khí nén
-Van khí
-Xi lanh khí
-Thiết bị xử lý khí (FRL)
-Thiết bị chân không, phụ kiện đường ống khí nén
Sản phẩm và thiết bị của CAMOZZI được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dệt may, chế tạo máy đóng gói, sản xuất gốm xứ thuỷ tinh, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp dầu khí, v.v
-------------------------------------
Lê Hoài Thanh
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
SĐT: 0976 770 046
Web: www.asitec.com.vn

KHỞI ĐỘNG MỀM ABB



Loại PSR bao quanh dòng động cơ từ 3 đến 105 A . PSR là bổ sung mới nhất cho dòng khởi động mềm và có thiết kế nhỏ gọn và thu hút. Khởi động mềm có thể được điều khiển từ xa thông qua FieldBusPlug với phụ kiện. Tiết kiệm năng lượng với tính năng Built - in by - pass.

Dòng định mức: 3,9 - 45A

Công suất động cơ:

- 1 pha 230V: 0,75kW - 11kW

- 3 pha 400V: 1,5kW - 22kW

- 500V: 2,2kW - 30kW

Điện áp cấp: 24VDC hoặc 100-240VAC

Khởi động và dừng mềm với khoảng điều chỉnh :

Start Ram: 1...10s;

Stop Ram: 0...20s

Thực hiện 10 lần khởi động/ giờ và 20 lần/ giờ nếu có quạt làm mát

Có thể lắp trên DIN- rail hoặc lắp trên bảng điện bằng vít

Điện áp hoạt động 208-600V

Cấp bảo vệ IP20
----------------------------------------------------
Lê Hoài Thanh
Email: Lehoaithanh@asitec.com.vn
SĐT: 0976 770 046
Web: www.asitec.com.vn

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Sử dụng biến tần trong sản xuất công nghiệp

   Năng lượng là nguồn lực quan trọng cho mọi hoạt động sản xuất, là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt năng lượng vẫn đang xảy ra và trở lên phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở việt nam, việc hướng tới sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang là tiêu chí của đa số các nghành nghề, những đầu tư phát triển hệ thống tiết kiệm năng lượng được ưu tiên. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng lãng phí và kém hiệu quả vẫn còn rất lớn, thông tin hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn những thiết bị tiết kiệm năng lượng vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay sử dụng các thiết bị, công nghệ lạc hậu có hiệu suất thấp, việc quản lý năng lượng chưa được chú ý đúng mức dẫn đến tổn thất cao. Bằng cách đầu tư nâng cao hiệu suất của các hệ thống sử dụng năng lượng, áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Dưới đây là một trong những giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng biến tần nâng cao hiệu suất cho động cơ xoay chiều trong các dây chuyền sản xuất.
 
 Ứng dụng biến tần trong công nghiệp

Nguyên lý hoạt động

        Biến tần là thiết bị biến đổi tần số dòng điện xoay chiều với nguyên lý làm việc khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosφ của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

 
 Sơ đồ hoạt động của biến tần
     
     Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số tuỳ theo bộ điều khiển. Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, năng lượng tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
Các ứng dụng cụ thể
        Về ứng dụng biến tần với công suất điều khiển lớn được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp như:
        - Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15 đến trên 600kW với tốc độ khác nhau;
        - Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng suất máy, năng suất băng tải ;
        - Ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống bơm nước, quạt gió, máy nén khí ... cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi;
        - Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải;
        - Biến tần công suất nhỏ từ 0,18- 14 kW có thể sử dụng để điều khiển những máy công tác như: cưa gỗ, khuấy trộn, xao chè, nâng hạ ...

        Với bơm và quạt ly tâm là những máy có mô men tải thay đổi theo tốc độ vòng quay như sau:
        Lưu lượng (m3/h) tỷ lệ bậc nhất với tốc độ, Q1/Q2 = n1/n2.
        Áp suất (Pa) tỷ lệ bình phương tốc độ, H1/H2 = (n1/ n2)2.
        Công suất điện tiêu thụ (kW) tỷ lệ lập phương với tốc độ, P1/P2 = (n1/ n2)3.
    Ở đây: Q1, H1, P1 - lưu lượng, áp suất và công suất điện tương ứng với số vòng quay định mức của động cơ ( n1= 2960, 1.460 vg/ph ...).
                Q2, H2, P2 - lưu lượng, áp suất, công suất điện ứng với tốc độ vòng quay được điều chỉnh (n2<n1).
        Từ đó dễ dàng nhận thấy, ở một số trường hợp mà công nghệ sản xuất đòi hỏi phải điều chỉnh lưu lượng, áp suất ở động cơ máy bơm, hoặc quạt gió theo mức tải phù hợp với từng thời điểm khác nhau thì việc thay đổi tốc độ động cơ dẫn động được xem là thích hợp nhất, đặc biệt tiết kiệm điện năng. Giải pháp này đã thay thế cho phương pháp cổ truyền là khi cần thay đổi sự lưu thông chất lỏng hay chất khí phải thông qua góc mở các van ở đầu vào hoặc đầu ra của đường ống.
        Công suất điện tiêu thụ tỷ lệ với bậc ba của tốc độ, vì thế giải pháp ứng dụng biến tần là sự lựa chọn duy nhất cho khả năng tiết kiệm điện rất cao so với động cơ làm việc với tốc độ không đổi (100% nđm).

Hiệu quả khi sử dụng
        Biến tần kết hợp với động cơ không đồng bộ đã đem lại những lợi ích sau:
        - Hiệu suất làm việc của máy cao;
        - Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ của động cơ và các cơ cấu cơ khí dài hơn;
        - An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn do vậy đã giảm bớt số nhân công phục vụ và vận hành máy ...
        Ngoài ra, hệ thống máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm. Từ trung tâm điều khiển nhân viên vận hành có thể thấy được hoạt động của hệ thống và các thông số vận hành (áp suất, lưu lượng, vòng quay ...), trạng thái làm việc cũng như cho phép điều chỉnh, chẩn đoán và xử lý các sự cố có thể xảy ra.
Điều cần lưu ý khi sử dụng bị biến tần điều khiển động cơ không đồng bộ
        Như đã nêu ở trên, ở đầu ra của biến tần chỉ có dòng điện là hình sin nhưng điện áp không phải là hình sin mà có dạng chuỗi xung vuông điều biên nối tiếp nhau. Nếu khoảng cách nối dây cáp điện giữa động cơ và biến tần lớn sẽ xảy ra hiện tượng quá điện áp (do hiện tượng phản xạ sóng điện áp), có thể dẫn đến lão hóa cách điện cuộn dây stato, giảm tuổi thọ thậm chí làm hỏng động cơ. Vì vậy, khi lắp ráp phải chú ý sao cho dây cáp càng ngắn càng tốt, đặc biệt đối với động cơ công suất vừa và nhỏ (thường có trở kháng đáp ứng xung lớn hơn so với trở kháng đáp ứng xung của cáp nối).
------------------------------------------------------
Lê Hoai Thanh
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
SĐT: 0976 770 046


Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

SỬ DỤNG BIÊN TẦN ACS880 CHO CẨU TRỤC


Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử, tự động hóa, việc ứng dụng thành công biến tần vào bài toán điều khiển các thiết bị nâng hạ nói chung và cầu trục nói riêng đã mang lại hiệu quả về tính an toàn cao trong quá trình di chuyển, bốc dỡ hàng hóa…






Hệ thống cầu trục luôn đòi hỏi độ ổn định và chính xác cao cùng với các yêu cầu khắt khe, sử dụng biến tần là một giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng và độ tin cậy cho hệ thống. Dựa trên các ưu, khuyết điểm của các biến tần dành cho cầu trục trước đây, ABB đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới – biếntần ACS880 với các đặc điểm nổi trội. ACS880 được thiết kế cho các ứng dụng điều khiển motor công nghiệp ở bất kỳ công suất nào, tương thích với tất cả các quy trình, hệ thống tự động, các yêu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng.
                                   
    

Đối với các thiết kế cũ trong ứng dụng dành cho cầu trục, trong quá trình hạ tải hoặc cần dừng nhanh, motor sẽ ở chế độ máy phát, khi đó điện áp DC bus sẽ tăng vọt, để bảo vệ biến tần và tiết kiệm chi phí, người ta thường lắp điện trở xả để xả bỏ lượng năng lượng dư thừa này. Nếu sử dụng biếntần ACS880 loại phát điện về lưới thì năng lượng này sẽ được phát ngược trở về biến tần, trả điện về lưới do đó không cần phải sử dụng điện trở xả, mang lại hiệu quả tiết kiệm điện năng đáng kể.
Bên cạnh đó, việc sử dụng điện trở xả còn có khả năng kèm theo các rủi ro. Nếu điện trở xả không được bảo trì đúng cách hoặc không được thay thế theo định kỳ sẽ làm cho biến tần bị nổ. Tùy thuộc vào độ hãm và đặt tính của tải, chất liệu của điện trở xả, nếu điện trở xả xả năng lượng về lưới không đủ sẽ làm hư hỏng biến tần đồng thời điện trở xả sẽ bị nóng dẫn đến tuổi thọ không cao. Người sử dụng sẽ phải thay thế điện trở xả liên tục, điều này sẽ làm tăng chi phí đầu tư, mất thời gian bảo trì, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, thi công… Sử dụng biến tần ACS880, việc điều khiển sẽ chính xác, an toàn và tin cậy hơn, tiết kiệm được không gian lắp đặt so với điện trở xả. Người sử dụng chỉ bỏ ra chi phí đầu tư cho biến tần ban đầu mà không cần phải lo lắng về chi phí bảo trì hay thay thế sau này đảm bảo về mặt thời gian và yêu cầu của công việc. Đồng thời còn tối ưu hóa hiệu quả về năng lượng, giảm được các tác hại đến môi trường.
Nhận thức rõ về điều này, Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ ThuậtChâu Á chúng tôi không chỉ cung cấp biến tần mà còn mong muốn tư vấn cho khách hàng các giải pháp đầu tư vào các ứng dụng tiết kiệm năng lượng. Chúng tôi còn mở rộng dịch vụ đến việc tăng tuổi thọ của biến tần và giúp Quý khách hàng duy trì hiệu quả năng lượng từ việc cài đặt, bảo dưỡng cho đến sửa chữa và thay thế.
Vì vậy, Quý khách hàng còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được sở hữu các sản phẩm chất lượng nhất và trải nghiệm các dịch vụ tốt nhất. Hãy để chúng tôi chung tay góp sức vào thành công của Quý khách hàng!
-------------------------------
Lê Hoài Thanh
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
Skype: vanthanndle


Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Biến tần - Tiết kiệm điện trong các nhà máy

Ở các xí nghiệp, nhà máy và ở các nhà máy điện đều có các thiết bị hút thổi gió, khói, hơi nước...có sử dụng động cơ ba pha xoay chiều làm động cơ sơ cấp. Tại các xí nghiệp khác, thường là các thiết bị làm mát (điều hoà trung tâm ), máy bơm nước...
Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp với nhu cầu cụ thể về sản xuất của xí nghiệp, nhà máy.... Với động cơ sơ cấp là các động cơ xoay chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bị này là khó khăn vì như ta đã biết, lưu lượng của các môi chất thông qua thiết bị là phụ thuộc vào tốc độ qua của động cơ sơ cấp. Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền thống thì tốc độ quay của động cơ coi như không đổi với hệ thống lưới điện xoay chiều có tần số công nghiệp f = 50Hz thông qua quan hệ f="p.n/60" - trong đó p là số đôi cực của động cơ, và n là tốc độ quay. Với quan hệ này, tốc độ quay của động cơ chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Vì vậy để thực hiện thay đổi được lưu lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số của lưới điện. Thêm nữa, như ta đã biết, đối với các hệ truyền động loại bơm và quạt, mômen tải phụ thuộc vào tốc độ quay của trục theo hàm bình phương. Lưu lượng ra của hệ tỉ lệ thuận với tốc độ quay:
Do rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay tại các xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta thường sử dụng biện pháp điều chỉnh các lá chắn đầu vào, đầu ra hoặc làm một đường quay trở lại. Thí dụ như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở đầu ra hoặc đầu vào của quạt, thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh quạt, có trục quay theo các bán kính. Có một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các lá chắn này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua. Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này tuy có đem lại hiệu quả về điều chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn làm việc gần như không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu.

Hiển nhiên là trong các phương pháp trên đây, năng lượng tiêu thụ của toàn hệ thống lớn hơn nhiều so với năng lượng yêu cầu khi lưu lượng yêu cầu giảm đi so với thiết kế. Mặc dù khi giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi nhưng tổn hao trên các thiết bị khống chế như các lá chắn vẫn còn lớn. Các phương pháp điều chỉnh lá chắn khác nhau cho thấy tổn hao trên các lá chắn cũng khác nhau rất nhiều. Việc làm mất đi những tổn hao trên các lá chắn này gợi ra một tiềm năng tiết kiệm rất lớn.
Như đã biết ở trên, lưu lượng của các thiết bị này phụ thuộc vào tốc độ của động cơ sơ cấp, mà tốc độ này lại phụ thuộc vào tần số của nguồn điện. Vì vậy với một động cơ sơ cấp đã có, việc điều chỉnh tốc độ dễ dàng thực hiện được nhất là thay đổi tần số của nguồn điện. Giải pháp cho vấn đề trên chính là sử dụng biến tần để thay thế cho các van.
Theo các công nghệ truyền thống trước đây mới chỉ thực hiện được việc biến tần ở các tần số cao, với công suất nhỏ trong kỹ nghệ truyền thanh và truyền hình. Còn với tần số công nghiệp và với công suất lớn hàng trăm kilô wat thì chưa thực hiện được.
Cho đến nay, rào cản về trình độ công nghệ này đã bị tháo bỏ, các nước có nền kỹ nghệ tiền tiến đã chế tạo được các máy biến tần công suất lớn, và ngay lập tức đã được áp dụng vào sản xuất, giải quyết được vấn đề điều chỉnh tốc độ của các động cơ ba pha xoay chiều và đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.
Việc điều chỉnh đầu ra (v.d lưu lượng) của bơm/quạt được thực hiện ngay tại đầu vào là nguồn sinh ra lưu lượng, cũng chính là thông qua điều chỉnh tốc độ của động cơ truyền động bơm/quạt ấy. Khi không phải dùng van (hoặc để các van sẵn có mở tối đa) đương nhiên sẽ không còn tổn thất trên van. Động cơ cũng không phải sinh công suất cơ trên trục lớn hơn nhu cầu thực để thắng sức cản trên các van.

Ngoài ra, với việc sử dụng các lá chắn, chẳng những năng lượng tổn hao đã gây ra lãng phí lớn mà bản thân nó còn gây ra những tác hại không nhỏ cho hệ thống. Các lá chắn bị mòn đi rất nhanh. Các chi tiết cơ khí trên hệ thống bị chịu áp lực nhiều hơn cần thiết, chóng mỏi hơn và mau hỏng. Như vậy, chúng ta lại còn mất thêm những chi phí cho bảo trì hệ thống.
Vậy bộ biến tần làm việc như thế nào?
Nguyên lý làm việc của bộbiến tần cũng khá đơn giản . Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện (tụ DC link). Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.

Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.
Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng.
Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt. Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt.
Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm
--------------------------------------
Lê Hoài Thanh
Công ty thương mại và kỹ thuật châu Á - Asitec
SĐT: 0976770046
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
Skype: vanthanhndle

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

SỬ DỤNG BIẾN TẦN - GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam tuyên truyền, vận động qua các phương tiện thông tin đại chúng, song hiệu quả xem ra vẫn còn trong dự báo. Với ngành nông nghiệp, chúng ta đã có dịp đề cập trong một số bài trên tạp chí này.
Ở đây, chúng tôi muốn nêu một giải pháp, về phương diện kỹ thuật, không phải là mới so với các nước tiên tiến và trong công nghiệp, nhưng lại rất cần cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp đang sử dụng các động cơ điện không đồng bộ công suất vừa và lớn.
Hệ thống truyền động điện cho máy công tác hoặc các dây chuyền sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phổ biến động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ loại roto lồng sóc hay còn gọi là động cơ cảm ứng. So với các loại động cơ điện khác (động cơ điện đồng bộ, động cơ điện một chiều) thì động cơ không đồng bộ có nhiều ưu việt như: kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, độ bền cao, giá đầu tư thấp. Nhưng nếu sử dụng thiết bị để điều khiển loại đơn giản thì động cơ không đồng bộ lại tồn tại một số nhược điểm như:
Dòng điện khởi động rất lớn, gấp 4-6 lần dòng điện định mức của động cơ, thậm chí còn cao hơn đặc biệt ở những máy luôn có tải thường trực như máy bơm nước, quạt ly tâm, máy nén khí, băng tải, máy nghiền búa... Điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới những máy khác đang vận hành đồng thời và giảm tuổi thọ động cơ điện.
Tốc độ vòng quay của động cơ điện cảm ứng chỉ được điều khiển theo từng cấp (hữu cấp); thông thường mỗi động cơ chỉ thay đổi được một trong các dãy tốc độ đồng bộ như: 3.000 - 1.500vg/ph; 1.500 - 1.000vg/ph và 1.000 - 750 vg/ph, trong khi có những công nghệ sản xuất yêu cầu hệ thống truyền động cần được điều khiển tốc độ liên tục (vô cấp) theo mô men và phụ tải thay đổi nên hệ truyền động điện trên không có khả năng đáp ứng.
Để khởi động và dừng động cơ điện không đồng bộ công suất vừa và lớn thông thường các cơ sở sản xuất sử dụng phương pháp khởi động trực tiếp (qua cầu dao hoặc áp tô mát) nên gây sụt áp trên đường dây khá lớn. Cơ sở sản xuất có điều kiện thì sử dụng thiết bị “khởi động sao/tam giác (U/D)”... đã hạn chế được dòng điện khi khởi động nên độ sụt áp và tổn hao điện năng trên đường dây giảm đáng kể. Tuy nhiên, với phương pháp “cổ truyền” không thể phù hợp với xu thế sản xuất hàng hóa chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến và tỷ lệ tổn thất điện năng trên toàn hệ thống vẫn còn khá cao.
Gần đây, nhiều cơ sở sản xuất có công suất tiêu thụ điện lớn như các trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xí nghiệp sản xuất và chế biến nông hải sản, hoa quả ... đã sử dụng thiết bị “khởi động mềm”. Khởi động mềm là thiết bị điện tử chỉ thay thế cho phương pháp khởi động “sao/tam giác” nhằm giảm dòng điện khi khởi động, nhưng không có khả năng điều khiển tốc độ động cơ. Khởi động mềm thường kết hợp với động cơ điện không đồng bộ công suất trung bình và lớn nhưng không đòi hỏi phải thay đổi số vòng quay, ví dụ một số thiết bị và máy như: bơm nước nông nghiệp, quạt thông gió trong kho bảo quản, máy nghiền thức ăn chăn nuôi .
Do sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật vi điện tử và điện tử công suất nên ngày càng có nhiều loại thiết bị điều khiển động cơ điện không đồng bộ với các chức năng hoàn hảo (thuận tiện trong sử dụng, an toàn và có khả năng tiết kiệm điện tối đa) mà “ biến tần AC ” là một điển hình. Biến tần là bộ nguồn bán dẫn điều khiển kết hợp với động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha để thực hiện khởi động/dừng và điều chỉnh chính xác số vòng quay động cơ theo yêu cầu công nghệ. Có nhiều loại biến tần được thiết kế phù hợp với dẫy động cơ công suất từ rất nhỏ (vài trăm Woat) đến hàng 100kW.
Nguyên lý làm việc
Tốc độ đồng bộ (chưa tính đến độ trượt s) của động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha được tính: n = 60f/p (vg/ph).
Ở đây f - tần số lưới điện 50Hz (một số quốc gia trên thế giới có tấn số f = 60Hz);
p - số cặp cực từ trên stato động cơ.
Stato được quấn theo số cặp cực: p = 1, 2, 3 và 4; tương ứng với tốc độ đồng bộ: n = 3.000, 1.500, 1.000 và 750 vg/ph. Thông thường mỗi động cơ chỉ có thể được thiết kế để làm việc ở hai tốc độ đồng bộ. Ví dụ: từ n = 3.000 á 1.500vg/ph; n = 1.500 á 1.000vg/ph, ... Nếu động cơ được quấn với nhiều tốc độ thì phức tạp dẫn đến giá thành không dễ chấp nhận
Mặt khác, việc thay đổi số cặp cực (p) chỉ đạt được một tốc độ rất hạn chế , nhiều trường hợp không phù hợp công nghệ sản xuất. Vì vậy, dựa vào công thức tính (n), người ta có thể thay đổi tần số (f) ở nguồn vào động cơ, do đó tốc độ động cơ sẽ được thay đổi theo để đạt giá trị mong muốn, thiết bị này được gọi là bộ biến tần. Bộ biến tần phải thực hiện được các chức năng:
Biến đổi điện áp xoay chiều ba pha của nguồn điện vào thành điện áp một chiều nhờ bộ chỉnh lưu cầu ba pha;
Sau đó nhờ bộ nghịch lưu (INVERTER) sẽ đổi ngược lại thành điện áp xoay chiều ba pha biến đổi theo phương pháp điều chế độ rộng của xung ;
Kết quả là đầu ra của biến tần dòng điện có dạng hình sin, còn điện áp có dạng xung vuông nối tiếp nhau và tần số sẽ được điều chỉnh tùy ý để được tốc độ theo công nghệ đã chọn.
Về ứng dụng:
Biến tần AC với công suất điều khiển lớn được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp như:
Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15 đến trên 600kW với tốc độ khác nhau;
Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng suất máy, năng suất băng tải ....
Ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống bơm nước, quạt gió, máy nén khí ... cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi;
Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải ...
Biến tần AC công suất nhỏ từ 0,18 á 14 kW có thể sử dụng để điều khiển những máy công tác như: cưa gỗ, khuấy trộn, xao chè, nâng hạ ...
Với bơm và quạt ly tâm là những máy có mô men tải thay đổi theo tốc độ vòng quay như sau:
Lưu lượng (m3/h) tỷ lệ bậc nhất với tốc độ, Q1/Q2 = n1/n2.
Áp suất (Pa) tỷ lệ bình phương tốc độ, H1/H2 = (n1/ n2)2.
Công suất điện tiêu thụ (kW) tỷ lệ lập phương với tốc độ, P1/P2 = (n1/ n2)3.
Ở đây: Q1, H1, P1 - lưu lượng, áp suất và công suất điện tương ứng với số vòng quay định mức của động cơ ( n1= 2960, 1.460 vg/ph ...).
Q2, H2, P2 - lưu lượng, áp suất, công suất điện ứng với tốc độ vòng quay được điều chỉnh (n2<n1).
Từ đó dễ dàng nhận thấy, ở một số trường hợp mà công nghệ sản xuất đòi hỏi phải điều chỉnh lưu lượng, áp suất ở động cơ máy bơm, hoặc quạt gió theo mức tải phù hợp với từng thời điểm khác nhau thì việc thay đổi tốc độ động cơ dẫn động được xem là thích hợp nhất, đặc biệt tiết kiệm điện năng. Giải pháp này đã thay thế cho phương pháp cổ truyền là khi cần thay đổi sự lưu thông chất lỏng hay chất khí phải thông qua góc mở các van ở đầu vào hoặc đầu ra của đường ống.
Công suất điện tiêu thụ tỷ lệ với bậc ba của tốc độ, vì thế giải pháp ứng dụng biến tần là sự lựa chọn duy nhất cho khả năng tiết kiệm điện rất cao so với động cơ làm việc với tốc độ không đổi (100% nđm).
Ví dụ: Thông số của động cơ bơm nước như sau: công suất định mức Pđm = P1 = 30kW, số vòng quay định mức n1 = 2.960vg/ph. Khi cần điều chỉnh để giảm lưu lượng hoặc áp suất bằng cách giảm tốc độ dưới định mức: n2 = 2.500vg/ph, thì công suất tiêu thụ lúc này chỉ còn:
P2 = 30. (2.500/2.960)3 = 18kW, (P2 = 60% Pđm)
Nếu máy vận hành ở chế độ ít tải trong thời gian t ="15" h/ngày, điện năng có thể tiết kiệm được so với không dùng biến tần : DA = 30.15 - 18.15 = 180kWh/ngày
Để tính lượng điện năng tiết kiệm do sử dụng biến tần với mức chính xác có thể chấp nhận, ta sử dụng công thức tổng quát : DA = Ađm - Abt (kWh/ngày);
Trong đó:
Ađm = Pđm.t - điện năng tiêu thụ khi không dùng biến tần, kWh/ngày;
Abt = % Pđm. % t - điện năng tiêu thụ khi động cơ điện được điều khiển bằng biến tần, kWh/ngày;
t - thời gian máy hoạt động trong ngày, h/ngày.
Trong ví dụ trên, máy có thể hoạt động cả thời gian (t = 15h/ngày), nhưng có khi làm việc với các phụ tải khác nhau (%Pđm) trong các khoảng thời gian khác nhau như: t1 = 75%.15; t2 = 60%.15; t3 = 40%.15 ... thì khả năng tiết kiệm điện sẽ khả quan hơn
Hiệu quả khi sử dụng :
Biến tần kết hợp với động cơ không đồng bộ đã đem lại những lợi ích sau:
Hiệu suất làm việc của máy cao;
Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ của động cơ và các cơ cấu cơ khí dài hơn;
An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn do vậy đã giảm bớt số nhân công phục vụ và vận hành máy ...
Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành.
Ngoài ra, hệ thống máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm. Từ trung tâm điều khiển nhân viên vận hành có thể thấy được hoạt động của hệ thống và các thông số vận hành (áp suất, lưu lượng, vòng quay ...), trạng thái làm việc cũng như cho phép điều chỉnh, chẩn đoán và xử lý các sự cố có thể xảy ra.
Điều cần lưu ý khi sử dụng bị biến tần điều khiển động cơ không đồng bộ:
Như đã nêu ở trên, ở đầu ra của biến tần chỉ có dòng điện là hình sin nhưng điện áp không phải là hình sin mà có dạng chuỗi xung vuông điều biên nối tiếp nhau. Nếu khoảng cách nối dây cáp điện giữa động cơ và biến tần đủ lớn sẽ xẩy ra hiện tượng quá điện áp (do hiện tượng phản xạ sóng điện áp), có thể dẫn đến lão hóa cách điện cuộn dây stato, giảm tuổi thọ thậm chí làm hỏng động cơ. Vì vậy, khi lắp ráp phải chú ý sao cho dây cáp càng ngắn càng tốt, đặc biệt đối với động cơ công suất vừa và nhỏ (thường có trở kháng đáp ứng xung lớn hơn so với trở kháng đáp ứng xung của cáp nối).
Kết luận

Với tính năng vượt trội của biến tần, ngoài việc cải thiện khả năng điều khiển của hệ thống máy còn đem lại hiệu quả tiết kiệm điện năng ở những máy có tải biến đổi theo tốc độ. Với sự phát triển của ngành điện - TĐH trong nông nghiệp, hy vọng hệ thống điều khiển tiên tiến và hiện đại dần dần sẽ được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất để góp phần tiết kiệm tài nguyên cho đất nước.
--------------------------------
Lê Hoài Thanh
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật châu Á
Phone: 0976 770 046
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Biến tần ACS880 – Biến tần công nghiệp mới

Làm thế nào để một biến tần có thể là một lựa chọn cho hầu hết các ứng dụng trong công nghiệp, cho mọi động cơ xoay chiều và cho mọi người sử dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh và trong các môi trường khác nhau? Biến tần ACS880 ra đời là câu trả lời cho câu hỏi đó, một dòng biến tần công nghiệp mới được tích hợp nhiều tính năng hữu dụng phù hợp với nhiều lĩnh vực và đơn giản hóa các thiết bị sử dụng đồng thời cũng không làm giới hạn khả năng sản xuất
1.1.       Ưu điểm
-          An toàn và dễ vận hành
+ Màn hình hỗ trợ người sử dụng
+ Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
+ Nâng cao tính an toàn của máy móc
+ Cải tiến để dễ dàng sử dụng hơn
-          Phù hợp với quá trình công nghệ
+ Dải công suất lên đến 6MW
+ Dải điện áp 200 đến 690V
+ Thích hợp với mọi động cơ xoay chiều
+ Điều khiển tôi ưu với DTC
+ Kết nối linh hoạt
-          Tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường
+ Tích hợp tính năng nâng cao hiệu suất
+ Giảm thiểu phát thải CO2
+ Điều khiển tốt hơn quá trình giảm lãng phí
-          Hỗ trợ cho quá trình kinh doanh
+ Công nghệ mới giúp giảm chi phí vận hành và nâng cao năng suất
+ Chương trình hỗ trợ vòng đời sản phẩm giúp bảo đảm các đầu tư của khách hàng
2.  2.    Ứng dụng
-          Sử dụng cho các ngành công nghiệp như:
+ Nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp
+ Dầu khí, nhà máy điện, khoáng sản, luyện kim, bơm và giấy, di chuyển hàng, ngành hàng hải và các ngành khác...
-          Các ứng dụng khác
+ Ứng dụng đơn giản và có hiệu suất cao như tải mô men không đổi
+ Cẩu, máy đùn, tời kéo, máy trộn, băng tải, máy nén, máy cán thép...
+ Bơm, quạt công nghiệp

Biến tần ACS880 tiếp nối lịch sử lâu đời của ABB trong các biến tần công nghiệp, và đây là một bước tiếp theo trong xu hướng phát triển để đơn giản hóa các thiết bị sử dụng
---------------------------
Lê Hoài Thanh
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật châu Á - Asitec
Số 2 ngõ 45 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội\
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn

ACS850 – Biến tần cho ngành chế tạo


1.    1.    Các lĩnh vực ứng dụng
-          Là dòng biến tần linh hoạt cho nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau
-          Thiết kế tối ưu cho các nhà chế tạo OEM và nhà tích hợp hệ thống trong:
+ Nguyên vật liệu
+ Cao su và nhựa
+ May mặc
+ Thực phẩm và đồ uống
+ Sản xuất, xử lý kim loại
2.  2.      ACS850 - Giải pháp cho OEM và các nhà tích hợp hệ thống
ACS850 – 04 được thiết kế để lắp đặt nhanh, giảm chi phí và dễ dàng lắp đặt nhanh trong tủ điện
3.   3.     Các đặc điểm nổi trội
-          Lắp đặt nhanh và dễ dàng trong tủ điện
-          Phần mềm và phần cứng linh hoạt
-          Hỗ trợ chuẩn đoán và bảo trì cấp cao.
-          Vận hành dễ dàng
-          Bộ nhớ hỗ trợ cài đặt
-          Điều khiển trực tiếp mô men, độ chính xác và mô men tối đa ngay cả khi vận tốc bằng 0

-          Tối đa hóa tiết kiệm điện
-----------------------
Lê Hoài Thanh
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật châu Á - Asitec
Số 2 ngõ 45 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

BIẾN TẦN ACQ810 - CHUYÊN DÙNG CHO NGÀNH NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Dòng biến tần ACQ810 với mục đích thiết kế dành riêng cho ngành nước – xử lý nước thải, nên ngoài các tính năng thông thường như các biến tần trước của ABB, thì ACQ810 được tích hợp them nhiều tính năng khác giúp nó ưu việt và chuyên dụng hơn cho ngành nước.
  1. Tích hợp tính toán và hiển thị lưu lượng
-          Tính toán dựa trên nội suy và công thức Bernoulli’s
-          Không cần lắp flow meter
-          Độ chính xác đáp ứng các ứng dụng thông thường
-          Giúp chuẩn đoán rò rỉ, bọt khí
  1. Khởi động mềm đường ống
-          Giúp khởi động mềm đường ống
-          Chống áp suất va
-          Nâng cao tuổi thọ đường ống và hệ thống bơm
  1. Tăng tốc và dừng
-          Thích hợp cho hệ thống có lưu lượng thay đổi: ví dụ như trạm bơm cấp 2, ban đêm thường lượng nước sử dụng ít hơn, biến tần sẽ điều chỉnh chế độ sleep
-          Trước khi dừng biến tần sẽ tăng tốc bơm để tăng áp
-          Tăng thời gian tắt bơm và tiết kiệm điện
-          Tăng tuổi thọ bơm và động cơ, tránh việc dừng và khởi động nhiều cho hệ thống
  1. Làm sạch bơm và đường ống
-          Điều khiển bơm đảo chiều và thuận chiều liên tục nhằm làm sạch cặn bẩn bám trên bơm và đường ống
-          Điều kiện kích hoạt:
+ Nếu đặt dòng điện tăng quá cao mức đặt trước
+ Theo thời gian đặt trước
+ Nút bấm kết nối với đầu vào số DI của biến tần
  1. Tự động luân phiên các bơm
-          Cân bằng thời gian vận hành cho mỗi bơm
-          ứng dụng tốt cho hệ thống các bơm công suất khác nhau, sẽ giúp điều khiển thời gian tham gia của từng bơm
-          Giảm chi phí bảo hành, bảo trì
  1. Dự phòng các bơm
-          Trong hệ thông thường, 1 biến tần lỗi, cả hệ thống dừng
-          Biến tần ABB: dự phòng 100%
-          Các biến tần nói với nhau bằng cáp quang , biến tần lỗi bị sa thải khỏi vòng điều khiển chỉ trong vòng 0,5s, hệ thống vẫn hoạt động bình thường
  1. Điều khiển nhiều bơm
-          Ứng dụng cho hệ thống nhiều bơm song song với lưu lượng thay đổi: bơm nước sạch
-          Chức năng này giúp tiết kiệm điện tối đa
  1. Điều khiển mức
-          có thể điều khiển lên đến 8
-          Không cần dùng contactor
  1. Bảo vệ và chuẩn đoán lỗi bơm, ống
-          Phát hiện rò rỉ
-          Thấp áp đầu vào
-          Quá áp đầu ra
-          Lưu lượng quá cao
-          Lưu lượng quá thấp
-          Kẹt bơm
-          Bọt khí
-          Bơm chạy khô
  1. Tiết kiệm điện năng vượt trội
-          Biến tần nói chung so với van tiết lưu giảm được 20 – 50% tiền điện
-          Với ACQ810: cho phép tiết kiệm thêm 10 – 20% nhờ giảm dòng từ khóa khi non tải
Ngoài ra biến tần ACQ810 còn có phần cứng được thiết kế chuyên cho ngành nước: công suất lớn, kích thước bé cho phép giảm không gian tủ và đặt sát cạnh nhau, cho phép đặt ngang, thẻ nhớ rút cắm, bảng mạch được phủ nhiệt đới hóa trong môi trường ẩm và nhiều hóa chất.

Trong quá trình sử dụng biến tần cho phép giám sát từ xa quá Điện thoại hay máy tính. Biến tần sẽ gửi dữ liệu bơm, bể chứa, lịch sử vận hành, sự cố qua mạng internet, SMS, 3G…
----------------------
LÊ HOÀI THANH
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
SĐT: 0976 770 046

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

BIẾN TẦN ABB ACS550

Dòng biến tần tiêu chuẩn: chuyên dụng cho bơm và quạt.

Biến tần ABB tiêu chuẩn được thiết kế để điều khiển những ứng dụng như bơm, quạt , băng chuyền , máy trộn, cũng như dành cho quy trình điều khiển trong công nghiệp bao gồm vận chuyển nguyên liệu , công nghiệp thực phẩm, hóa học, cao su và nhựa, dệt may và in ấn.  Có 2 loại sản phẩm trong dòng biến tần tiêu chuẩn của ABB là : ACS310 và ACS500.
ACS550 mở rộng khả năng của ACS310 với dải công suất rộng hơn và hướng tới nhiều lĩnh vực trong công nghiệp, và cho cả các tải mô-men không đổi; từ bơm và quạt đến băng chuyền và máy trộn. Các tính năng có sẵn bao gồm bộ lọc EMC, điều khiển vector  và cuộn kháng, tăng cường hiệu suất của biến tần và giúp giảm không gian lắp đặt.
- Dùng điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 Pha 0.75…355 kW
- IP21, IP54 (tuỳ chọn); Tần số ra: 0-500 Hz; Hệ số công suất 0.98
- Tích hợp sẵn: Bộ lọc EMC, Bộ điều khiển phanh hãm (tới 11kW), Bo mạch phủ (Coated boards)
- 6 đầu vào số (DI), 2 đầu vào tương tự (AI); 3 đầu ra rơ le (NO+NC); 2 đầu ra tương tự (AO)
- Tích hợp sẵn hai mạch vòng PID độc lập
- Tích hợp sẵn cổng giao tiếp RS485 / Modbus; Các mô đun giao tiếp mạng khác (tuỳ chọn)
- Các chức năng hỗ trợ khởi động, hỗ trợ bảo trì 
---------------------------------------
LÊ HOÀI THANH
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
SĐT: 0976 770 046