Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

SỬ DỤNG BIÊN TẦN ACS880 CHO CẨU TRỤC


Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử, tự động hóa, việc ứng dụng thành công biến tần vào bài toán điều khiển các thiết bị nâng hạ nói chung và cầu trục nói riêng đã mang lại hiệu quả về tính an toàn cao trong quá trình di chuyển, bốc dỡ hàng hóa…






Hệ thống cầu trục luôn đòi hỏi độ ổn định và chính xác cao cùng với các yêu cầu khắt khe, sử dụng biến tần là một giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng và độ tin cậy cho hệ thống. Dựa trên các ưu, khuyết điểm của các biến tần dành cho cầu trục trước đây, ABB đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới – biếntần ACS880 với các đặc điểm nổi trội. ACS880 được thiết kế cho các ứng dụng điều khiển motor công nghiệp ở bất kỳ công suất nào, tương thích với tất cả các quy trình, hệ thống tự động, các yêu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng.
                                   
    

Đối với các thiết kế cũ trong ứng dụng dành cho cầu trục, trong quá trình hạ tải hoặc cần dừng nhanh, motor sẽ ở chế độ máy phát, khi đó điện áp DC bus sẽ tăng vọt, để bảo vệ biến tần và tiết kiệm chi phí, người ta thường lắp điện trở xả để xả bỏ lượng năng lượng dư thừa này. Nếu sử dụng biếntần ACS880 loại phát điện về lưới thì năng lượng này sẽ được phát ngược trở về biến tần, trả điện về lưới do đó không cần phải sử dụng điện trở xả, mang lại hiệu quả tiết kiệm điện năng đáng kể.
Bên cạnh đó, việc sử dụng điện trở xả còn có khả năng kèm theo các rủi ro. Nếu điện trở xả không được bảo trì đúng cách hoặc không được thay thế theo định kỳ sẽ làm cho biến tần bị nổ. Tùy thuộc vào độ hãm và đặt tính của tải, chất liệu của điện trở xả, nếu điện trở xả xả năng lượng về lưới không đủ sẽ làm hư hỏng biến tần đồng thời điện trở xả sẽ bị nóng dẫn đến tuổi thọ không cao. Người sử dụng sẽ phải thay thế điện trở xả liên tục, điều này sẽ làm tăng chi phí đầu tư, mất thời gian bảo trì, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, thi công… Sử dụng biến tần ACS880, việc điều khiển sẽ chính xác, an toàn và tin cậy hơn, tiết kiệm được không gian lắp đặt so với điện trở xả. Người sử dụng chỉ bỏ ra chi phí đầu tư cho biến tần ban đầu mà không cần phải lo lắng về chi phí bảo trì hay thay thế sau này đảm bảo về mặt thời gian và yêu cầu của công việc. Đồng thời còn tối ưu hóa hiệu quả về năng lượng, giảm được các tác hại đến môi trường.
Nhận thức rõ về điều này, Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ ThuậtChâu Á chúng tôi không chỉ cung cấp biến tần mà còn mong muốn tư vấn cho khách hàng các giải pháp đầu tư vào các ứng dụng tiết kiệm năng lượng. Chúng tôi còn mở rộng dịch vụ đến việc tăng tuổi thọ của biến tần và giúp Quý khách hàng duy trì hiệu quả năng lượng từ việc cài đặt, bảo dưỡng cho đến sửa chữa và thay thế.
Vì vậy, Quý khách hàng còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được sở hữu các sản phẩm chất lượng nhất và trải nghiệm các dịch vụ tốt nhất. Hãy để chúng tôi chung tay góp sức vào thành công của Quý khách hàng!
-------------------------------
Lê Hoài Thanh
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
Skype: vanthanndle


Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Biến tần - Tiết kiệm điện trong các nhà máy

Ở các xí nghiệp, nhà máy và ở các nhà máy điện đều có các thiết bị hút thổi gió, khói, hơi nước...có sử dụng động cơ ba pha xoay chiều làm động cơ sơ cấp. Tại các xí nghiệp khác, thường là các thiết bị làm mát (điều hoà trung tâm ), máy bơm nước...
Trong quá trình sản xuất, lưu lượng của các thiết bị này luôn cần thay đổi để phù hợp với nhu cầu cụ thể về sản xuất của xí nghiệp, nhà máy.... Với động cơ sơ cấp là các động cơ xoay chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bị này là khó khăn vì như ta đã biết, lưu lượng của các môi chất thông qua thiết bị là phụ thuộc vào tốc độ qua của động cơ sơ cấp. Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền thống thì tốc độ quay của động cơ coi như không đổi với hệ thống lưới điện xoay chiều có tần số công nghiệp f = 50Hz thông qua quan hệ f="p.n/60" - trong đó p là số đôi cực của động cơ, và n là tốc độ quay. Với quan hệ này, tốc độ quay của động cơ chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Vì vậy để thực hiện thay đổi được lưu lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số của lưới điện. Thêm nữa, như ta đã biết, đối với các hệ truyền động loại bơm và quạt, mômen tải phụ thuộc vào tốc độ quay của trục theo hàm bình phương. Lưu lượng ra của hệ tỉ lệ thuận với tốc độ quay:
Do rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay tại các xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta thường sử dụng biện pháp điều chỉnh các lá chắn đầu vào, đầu ra hoặc làm một đường quay trở lại. Thí dụ như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở đầu ra hoặc đầu vào của quạt, thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh quạt, có trục quay theo các bán kính. Có một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các lá chắn này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua. Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này tuy có đem lại hiệu quả về điều chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn làm việc gần như không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu.

Hiển nhiên là trong các phương pháp trên đây, năng lượng tiêu thụ của toàn hệ thống lớn hơn nhiều so với năng lượng yêu cầu khi lưu lượng yêu cầu giảm đi so với thiết kế. Mặc dù khi giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi nhưng tổn hao trên các thiết bị khống chế như các lá chắn vẫn còn lớn. Các phương pháp điều chỉnh lá chắn khác nhau cho thấy tổn hao trên các lá chắn cũng khác nhau rất nhiều. Việc làm mất đi những tổn hao trên các lá chắn này gợi ra một tiềm năng tiết kiệm rất lớn.
Như đã biết ở trên, lưu lượng của các thiết bị này phụ thuộc vào tốc độ của động cơ sơ cấp, mà tốc độ này lại phụ thuộc vào tần số của nguồn điện. Vì vậy với một động cơ sơ cấp đã có, việc điều chỉnh tốc độ dễ dàng thực hiện được nhất là thay đổi tần số của nguồn điện. Giải pháp cho vấn đề trên chính là sử dụng biến tần để thay thế cho các van.
Theo các công nghệ truyền thống trước đây mới chỉ thực hiện được việc biến tần ở các tần số cao, với công suất nhỏ trong kỹ nghệ truyền thanh và truyền hình. Còn với tần số công nghiệp và với công suất lớn hàng trăm kilô wat thì chưa thực hiện được.
Cho đến nay, rào cản về trình độ công nghệ này đã bị tháo bỏ, các nước có nền kỹ nghệ tiền tiến đã chế tạo được các máy biến tần công suất lớn, và ngay lập tức đã được áp dụng vào sản xuất, giải quyết được vấn đề điều chỉnh tốc độ của các động cơ ba pha xoay chiều và đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.
Việc điều chỉnh đầu ra (v.d lưu lượng) của bơm/quạt được thực hiện ngay tại đầu vào là nguồn sinh ra lưu lượng, cũng chính là thông qua điều chỉnh tốc độ của động cơ truyền động bơm/quạt ấy. Khi không phải dùng van (hoặc để các van sẵn có mở tối đa) đương nhiên sẽ không còn tổn thất trên van. Động cơ cũng không phải sinh công suất cơ trên trục lớn hơn nhu cầu thực để thắng sức cản trên các van.

Ngoài ra, với việc sử dụng các lá chắn, chẳng những năng lượng tổn hao đã gây ra lãng phí lớn mà bản thân nó còn gây ra những tác hại không nhỏ cho hệ thống. Các lá chắn bị mòn đi rất nhanh. Các chi tiết cơ khí trên hệ thống bị chịu áp lực nhiều hơn cần thiết, chóng mỏi hơn và mau hỏng. Như vậy, chúng ta lại còn mất thêm những chi phí cho bảo trì hệ thống.
Vậy bộ biến tần làm việc như thế nào?
Nguyên lý làm việc của bộbiến tần cũng khá đơn giản . Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện (tụ DC link). Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96.

Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.
Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng.
Hiện nay ở Việt nam đã có một số xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt. Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt.
Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm
--------------------------------------
Lê Hoài Thanh
Công ty thương mại và kỹ thuật châu Á - Asitec
SĐT: 0976770046
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn
Skype: vanthanhndle

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

SỬ DỤNG BIẾN TẦN - GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam tuyên truyền, vận động qua các phương tiện thông tin đại chúng, song hiệu quả xem ra vẫn còn trong dự báo. Với ngành nông nghiệp, chúng ta đã có dịp đề cập trong một số bài trên tạp chí này.
Ở đây, chúng tôi muốn nêu một giải pháp, về phương diện kỹ thuật, không phải là mới so với các nước tiên tiến và trong công nghiệp, nhưng lại rất cần cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp đang sử dụng các động cơ điện không đồng bộ công suất vừa và lớn.
Hệ thống truyền động điện cho máy công tác hoặc các dây chuyền sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phổ biến động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ loại roto lồng sóc hay còn gọi là động cơ cảm ứng. So với các loại động cơ điện khác (động cơ điện đồng bộ, động cơ điện một chiều) thì động cơ không đồng bộ có nhiều ưu việt như: kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, độ bền cao, giá đầu tư thấp. Nhưng nếu sử dụng thiết bị để điều khiển loại đơn giản thì động cơ không đồng bộ lại tồn tại một số nhược điểm như:
Dòng điện khởi động rất lớn, gấp 4-6 lần dòng điện định mức của động cơ, thậm chí còn cao hơn đặc biệt ở những máy luôn có tải thường trực như máy bơm nước, quạt ly tâm, máy nén khí, băng tải, máy nghiền búa... Điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới những máy khác đang vận hành đồng thời và giảm tuổi thọ động cơ điện.
Tốc độ vòng quay của động cơ điện cảm ứng chỉ được điều khiển theo từng cấp (hữu cấp); thông thường mỗi động cơ chỉ thay đổi được một trong các dãy tốc độ đồng bộ như: 3.000 - 1.500vg/ph; 1.500 - 1.000vg/ph và 1.000 - 750 vg/ph, trong khi có những công nghệ sản xuất yêu cầu hệ thống truyền động cần được điều khiển tốc độ liên tục (vô cấp) theo mô men và phụ tải thay đổi nên hệ truyền động điện trên không có khả năng đáp ứng.
Để khởi động và dừng động cơ điện không đồng bộ công suất vừa và lớn thông thường các cơ sở sản xuất sử dụng phương pháp khởi động trực tiếp (qua cầu dao hoặc áp tô mát) nên gây sụt áp trên đường dây khá lớn. Cơ sở sản xuất có điều kiện thì sử dụng thiết bị “khởi động sao/tam giác (U/D)”... đã hạn chế được dòng điện khi khởi động nên độ sụt áp và tổn hao điện năng trên đường dây giảm đáng kể. Tuy nhiên, với phương pháp “cổ truyền” không thể phù hợp với xu thế sản xuất hàng hóa chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến và tỷ lệ tổn thất điện năng trên toàn hệ thống vẫn còn khá cao.
Gần đây, nhiều cơ sở sản xuất có công suất tiêu thụ điện lớn như các trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xí nghiệp sản xuất và chế biến nông hải sản, hoa quả ... đã sử dụng thiết bị “khởi động mềm”. Khởi động mềm là thiết bị điện tử chỉ thay thế cho phương pháp khởi động “sao/tam giác” nhằm giảm dòng điện khi khởi động, nhưng không có khả năng điều khiển tốc độ động cơ. Khởi động mềm thường kết hợp với động cơ điện không đồng bộ công suất trung bình và lớn nhưng không đòi hỏi phải thay đổi số vòng quay, ví dụ một số thiết bị và máy như: bơm nước nông nghiệp, quạt thông gió trong kho bảo quản, máy nghiền thức ăn chăn nuôi .
Do sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật vi điện tử và điện tử công suất nên ngày càng có nhiều loại thiết bị điều khiển động cơ điện không đồng bộ với các chức năng hoàn hảo (thuận tiện trong sử dụng, an toàn và có khả năng tiết kiệm điện tối đa) mà “ biến tần AC ” là một điển hình. Biến tần là bộ nguồn bán dẫn điều khiển kết hợp với động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha để thực hiện khởi động/dừng và điều chỉnh chính xác số vòng quay động cơ theo yêu cầu công nghệ. Có nhiều loại biến tần được thiết kế phù hợp với dẫy động cơ công suất từ rất nhỏ (vài trăm Woat) đến hàng 100kW.
Nguyên lý làm việc
Tốc độ đồng bộ (chưa tính đến độ trượt s) của động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha được tính: n = 60f/p (vg/ph).
Ở đây f - tần số lưới điện 50Hz (một số quốc gia trên thế giới có tấn số f = 60Hz);
p - số cặp cực từ trên stato động cơ.
Stato được quấn theo số cặp cực: p = 1, 2, 3 và 4; tương ứng với tốc độ đồng bộ: n = 3.000, 1.500, 1.000 và 750 vg/ph. Thông thường mỗi động cơ chỉ có thể được thiết kế để làm việc ở hai tốc độ đồng bộ. Ví dụ: từ n = 3.000 á 1.500vg/ph; n = 1.500 á 1.000vg/ph, ... Nếu động cơ được quấn với nhiều tốc độ thì phức tạp dẫn đến giá thành không dễ chấp nhận
Mặt khác, việc thay đổi số cặp cực (p) chỉ đạt được một tốc độ rất hạn chế , nhiều trường hợp không phù hợp công nghệ sản xuất. Vì vậy, dựa vào công thức tính (n), người ta có thể thay đổi tần số (f) ở nguồn vào động cơ, do đó tốc độ động cơ sẽ được thay đổi theo để đạt giá trị mong muốn, thiết bị này được gọi là bộ biến tần. Bộ biến tần phải thực hiện được các chức năng:
Biến đổi điện áp xoay chiều ba pha của nguồn điện vào thành điện áp một chiều nhờ bộ chỉnh lưu cầu ba pha;
Sau đó nhờ bộ nghịch lưu (INVERTER) sẽ đổi ngược lại thành điện áp xoay chiều ba pha biến đổi theo phương pháp điều chế độ rộng của xung ;
Kết quả là đầu ra của biến tần dòng điện có dạng hình sin, còn điện áp có dạng xung vuông nối tiếp nhau và tần số sẽ được điều chỉnh tùy ý để được tốc độ theo công nghệ đã chọn.
Về ứng dụng:
Biến tần AC với công suất điều khiển lớn được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp như:
Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15 đến trên 600kW với tốc độ khác nhau;
Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng suất máy, năng suất băng tải ....
Ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống bơm nước, quạt gió, máy nén khí ... cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi;
Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải ...
Biến tần AC công suất nhỏ từ 0,18 á 14 kW có thể sử dụng để điều khiển những máy công tác như: cưa gỗ, khuấy trộn, xao chè, nâng hạ ...
Với bơm và quạt ly tâm là những máy có mô men tải thay đổi theo tốc độ vòng quay như sau:
Lưu lượng (m3/h) tỷ lệ bậc nhất với tốc độ, Q1/Q2 = n1/n2.
Áp suất (Pa) tỷ lệ bình phương tốc độ, H1/H2 = (n1/ n2)2.
Công suất điện tiêu thụ (kW) tỷ lệ lập phương với tốc độ, P1/P2 = (n1/ n2)3.
Ở đây: Q1, H1, P1 - lưu lượng, áp suất và công suất điện tương ứng với số vòng quay định mức của động cơ ( n1= 2960, 1.460 vg/ph ...).
Q2, H2, P2 - lưu lượng, áp suất, công suất điện ứng với tốc độ vòng quay được điều chỉnh (n2<n1).
Từ đó dễ dàng nhận thấy, ở một số trường hợp mà công nghệ sản xuất đòi hỏi phải điều chỉnh lưu lượng, áp suất ở động cơ máy bơm, hoặc quạt gió theo mức tải phù hợp với từng thời điểm khác nhau thì việc thay đổi tốc độ động cơ dẫn động được xem là thích hợp nhất, đặc biệt tiết kiệm điện năng. Giải pháp này đã thay thế cho phương pháp cổ truyền là khi cần thay đổi sự lưu thông chất lỏng hay chất khí phải thông qua góc mở các van ở đầu vào hoặc đầu ra của đường ống.
Công suất điện tiêu thụ tỷ lệ với bậc ba của tốc độ, vì thế giải pháp ứng dụng biến tần là sự lựa chọn duy nhất cho khả năng tiết kiệm điện rất cao so với động cơ làm việc với tốc độ không đổi (100% nđm).
Ví dụ: Thông số của động cơ bơm nước như sau: công suất định mức Pđm = P1 = 30kW, số vòng quay định mức n1 = 2.960vg/ph. Khi cần điều chỉnh để giảm lưu lượng hoặc áp suất bằng cách giảm tốc độ dưới định mức: n2 = 2.500vg/ph, thì công suất tiêu thụ lúc này chỉ còn:
P2 = 30. (2.500/2.960)3 = 18kW, (P2 = 60% Pđm)
Nếu máy vận hành ở chế độ ít tải trong thời gian t ="15" h/ngày, điện năng có thể tiết kiệm được so với không dùng biến tần : DA = 30.15 - 18.15 = 180kWh/ngày
Để tính lượng điện năng tiết kiệm do sử dụng biến tần với mức chính xác có thể chấp nhận, ta sử dụng công thức tổng quát : DA = Ađm - Abt (kWh/ngày);
Trong đó:
Ađm = Pđm.t - điện năng tiêu thụ khi không dùng biến tần, kWh/ngày;
Abt = % Pđm. % t - điện năng tiêu thụ khi động cơ điện được điều khiển bằng biến tần, kWh/ngày;
t - thời gian máy hoạt động trong ngày, h/ngày.
Trong ví dụ trên, máy có thể hoạt động cả thời gian (t = 15h/ngày), nhưng có khi làm việc với các phụ tải khác nhau (%Pđm) trong các khoảng thời gian khác nhau như: t1 = 75%.15; t2 = 60%.15; t3 = 40%.15 ... thì khả năng tiết kiệm điện sẽ khả quan hơn
Hiệu quả khi sử dụng :
Biến tần kết hợp với động cơ không đồng bộ đã đem lại những lợi ích sau:
Hiệu suất làm việc của máy cao;
Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ của động cơ và các cơ cấu cơ khí dài hơn;
An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn do vậy đã giảm bớt số nhân công phục vụ và vận hành máy ...
Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành.
Ngoài ra, hệ thống máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm. Từ trung tâm điều khiển nhân viên vận hành có thể thấy được hoạt động của hệ thống và các thông số vận hành (áp suất, lưu lượng, vòng quay ...), trạng thái làm việc cũng như cho phép điều chỉnh, chẩn đoán và xử lý các sự cố có thể xảy ra.
Điều cần lưu ý khi sử dụng bị biến tần điều khiển động cơ không đồng bộ:
Như đã nêu ở trên, ở đầu ra của biến tần chỉ có dòng điện là hình sin nhưng điện áp không phải là hình sin mà có dạng chuỗi xung vuông điều biên nối tiếp nhau. Nếu khoảng cách nối dây cáp điện giữa động cơ và biến tần đủ lớn sẽ xẩy ra hiện tượng quá điện áp (do hiện tượng phản xạ sóng điện áp), có thể dẫn đến lão hóa cách điện cuộn dây stato, giảm tuổi thọ thậm chí làm hỏng động cơ. Vì vậy, khi lắp ráp phải chú ý sao cho dây cáp càng ngắn càng tốt, đặc biệt đối với động cơ công suất vừa và nhỏ (thường có trở kháng đáp ứng xung lớn hơn so với trở kháng đáp ứng xung của cáp nối).
Kết luận

Với tính năng vượt trội của biến tần, ngoài việc cải thiện khả năng điều khiển của hệ thống máy còn đem lại hiệu quả tiết kiệm điện năng ở những máy có tải biến đổi theo tốc độ. Với sự phát triển của ngành điện - TĐH trong nông nghiệp, hy vọng hệ thống điều khiển tiên tiến và hiện đại dần dần sẽ được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất để góp phần tiết kiệm tài nguyên cho đất nước.
--------------------------------
Lê Hoài Thanh
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật châu Á
Phone: 0976 770 046
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Biến tần ACS880 – Biến tần công nghiệp mới

Làm thế nào để một biến tần có thể là một lựa chọn cho hầu hết các ứng dụng trong công nghiệp, cho mọi động cơ xoay chiều và cho mọi người sử dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh và trong các môi trường khác nhau? Biến tần ACS880 ra đời là câu trả lời cho câu hỏi đó, một dòng biến tần công nghiệp mới được tích hợp nhiều tính năng hữu dụng phù hợp với nhiều lĩnh vực và đơn giản hóa các thiết bị sử dụng đồng thời cũng không làm giới hạn khả năng sản xuất
1.1.       Ưu điểm
-          An toàn và dễ vận hành
+ Màn hình hỗ trợ người sử dụng
+ Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
+ Nâng cao tính an toàn của máy móc
+ Cải tiến để dễ dàng sử dụng hơn
-          Phù hợp với quá trình công nghệ
+ Dải công suất lên đến 6MW
+ Dải điện áp 200 đến 690V
+ Thích hợp với mọi động cơ xoay chiều
+ Điều khiển tôi ưu với DTC
+ Kết nối linh hoạt
-          Tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường
+ Tích hợp tính năng nâng cao hiệu suất
+ Giảm thiểu phát thải CO2
+ Điều khiển tốt hơn quá trình giảm lãng phí
-          Hỗ trợ cho quá trình kinh doanh
+ Công nghệ mới giúp giảm chi phí vận hành và nâng cao năng suất
+ Chương trình hỗ trợ vòng đời sản phẩm giúp bảo đảm các đầu tư của khách hàng
2.  2.    Ứng dụng
-          Sử dụng cho các ngành công nghiệp như:
+ Nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp
+ Dầu khí, nhà máy điện, khoáng sản, luyện kim, bơm và giấy, di chuyển hàng, ngành hàng hải và các ngành khác...
-          Các ứng dụng khác
+ Ứng dụng đơn giản và có hiệu suất cao như tải mô men không đổi
+ Cẩu, máy đùn, tời kéo, máy trộn, băng tải, máy nén, máy cán thép...
+ Bơm, quạt công nghiệp

Biến tần ACS880 tiếp nối lịch sử lâu đời của ABB trong các biến tần công nghiệp, và đây là một bước tiếp theo trong xu hướng phát triển để đơn giản hóa các thiết bị sử dụng
---------------------------
Lê Hoài Thanh
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật châu Á - Asitec
Số 2 ngõ 45 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội\
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn

ACS850 – Biến tần cho ngành chế tạo


1.    1.    Các lĩnh vực ứng dụng
-          Là dòng biến tần linh hoạt cho nhiều ứng dụng công nghiệp khác nhau
-          Thiết kế tối ưu cho các nhà chế tạo OEM và nhà tích hợp hệ thống trong:
+ Nguyên vật liệu
+ Cao su và nhựa
+ May mặc
+ Thực phẩm và đồ uống
+ Sản xuất, xử lý kim loại
2.  2.      ACS850 - Giải pháp cho OEM và các nhà tích hợp hệ thống
ACS850 – 04 được thiết kế để lắp đặt nhanh, giảm chi phí và dễ dàng lắp đặt nhanh trong tủ điện
3.   3.     Các đặc điểm nổi trội
-          Lắp đặt nhanh và dễ dàng trong tủ điện
-          Phần mềm và phần cứng linh hoạt
-          Hỗ trợ chuẩn đoán và bảo trì cấp cao.
-          Vận hành dễ dàng
-          Bộ nhớ hỗ trợ cài đặt
-          Điều khiển trực tiếp mô men, độ chính xác và mô men tối đa ngay cả khi vận tốc bằng 0

-          Tối đa hóa tiết kiệm điện
-----------------------
Lê Hoài Thanh
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật châu Á - Asitec
Số 2 ngõ 45 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
Email: lehoaithanh@asitec.com.vn